Thơ

Cao Bá Quát (1809 - 1855) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn  - Thơ

22/12/2014 10:46
Lượt xem 27492

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : tác phẩm

Cao Bá Quát (chữ Hán: 高伯适; 18091855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.

Thân thế và sự nghiệp

Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc quận Long Biên Hà Nội.

Có ý kiến khác nhau về tên tự của Cao Bá Quát. Theo GS. Dương Quảng Hàm thì Cao Bá Quát có hiệu là Chu Thần(周臣)[2]. Theo các tác giả gần đây như GS. Nguyễn Lộc[3], GS. Vũ Khiêu[4], GS. Thanh Lãng[5], GS. Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế [6]... thì tự của ông là Chu Thần, còn Mẫn Hiên chỉ là hiệu hoặc là biệt hiệu. Ông còn có tên hiệu khác là Cúc Đường. Theo gia phả của dòng họ Cao ở Phú Thị: thân sinh ra Cao Bá Quát tên là Cao Huy Tham, có tên tự là Bộ Hiên. Ông nội Cao Bá Quát có tên tự là Ngọ Hiên. Cao Bá Quát có tên tự là Mẫn Hiên, lúc sinh thời, ông thường dùng các bút hiệu như: Chu Thần hoặc Cao Chu Thần hoặc Cúc Đường hoặc Cao Tử.

Ông nội Cao Bá Quát tên là Cao Huy Thiềm (1761-1821) sau đổi là Cao Danh Thự, một danh y nổi tiếng trong vùng. Thân sinh Cao Bá Quát tên là Cao Huy Sâm (1784-1850) sau đổi là Cao Huy Tham, cũng là một thầy thuốc giỏi [7]. Cao Bá Quát là em song sinh với Cao Bá Đạt.

Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt. Năm Tân Tỵ (1821), ông thi khảo hạch ở trường thi tỉnh Bắc Ninh lúc đó mới 13 tuổi, nhưng thi Hương (lần đầu) không đỗ.

Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi Hương đỗ Á Nguyên tại trường thi Hà Nội, nhưng đến khi duyệt quyển, bị Bộ Lễ kiếm cớ xếp xuống cuối bảng [8] xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người đỗ cử nhân.

Năm Nhâm Thìn (1832), Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự thi Hội nhưng không đỗ. Sau đó, ông vào kinh dự thi mấy lần nữa, nhưng lần nào cũng hỏng.

Năm 1841 đời vua Thiệu Trị, được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử, Cao Bá Quát được triệu vào kinh đô Huế bổ làm Hành tẩu ở bộ Lễ. Tháng 8 (âm lịch) năm đó, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên[9]. Thấy một số bài thi hay nhưng có chỗ phạm trường quy, ông bàn với bạn đồng sự là Phan Nhạ lấy son hòa với muội đèn chữa lại. Việc bị phát giác, ông bị bắt giam vào ngục Trấn Phủ (ngày 7 tháng 9 âm lịch), rồi chuyển đến ngục Thừa Thiên (21 tháng 1 âm lịch năm Nhâm Dần, 1842). Suốt thời gian dài bị giam cầm, ông thường bị nhục hình tra tấn. Nhưng khi án đưa lên, vua Thiệu Trị đã giảm cho ông từ tội "trảm quyết" xuống tội "giảo giam hậu", tức được giam lại đợi lệnh. Sách Đại Nam thực lục(Tập 23) chép việc:

Năm Tân Sửu (1841), tháng 8...Cao Bá Quát và Phan Nhạ làm Sơ khảo trường thi Thừa Thiên, chữa văn sĩ nhân (chữa 09 chữ trong một số quyển thi phạm húy). Bộ Lễ và Viện Đô sát tra xét, nghị tội: Quát và Nhạ phải tội xử tử. Nguyễn Văn Siêu (làm Phân khảo) phải tội trượng, đồ. Chủ khảo và Giám khảo bị cách chức, giáng chức. Vua xét lại, tha cho Quát, Nhạ tội xử tử và chuyển thành giảo giam hậu. Siêu chỉ bị cách chức, tha cho tội đồ; Chủ khảo Bùi Quỹ và Phó khảo Trương Sĩ Tiến bị cách lưu làm việc. 5 cử nhân có bài được sửa đều phải thi lại cả 3 kỳ và đều được lấy đỗ trở lại [10].

Sau gần ba năm bị giam cầm khổ sở, khoảng cuối năm Quý Mão (1843), Cao Bá Quát được triều đình tạm tha, nhưng bị phát phối đi Đà Nẵng, chờ ngày đi "dương trình hiệu lực" (tức đi phục dịch để lấy công chuộc tội). Tháng 12 (âm lịch), ông theo Đào Trí Phú (trưởng đoàn) xuống tàu Phấn Bằng đi hiệu lực đến vùng Giang Lưu Ba (Indonesia). Cùng lúc ấy, Phan Nhạ theo Nguyễn Công Nghĩa (trưởng đoàn) xuống thuyền Thần Dao đi hiệu lực sang Tân Gia Ba (Singapore)[11]

Tháng 7 năm Giáp Thìn (1844), đoàn công cán trên thuyền Phấn Bằng về đến Việt Nam. Sau đó, Cao Bá Quát được phục chức ở bộ Lễ, nhưng chẳng bao lâu thì bị thải về sống với vợ con ở Thăng Long.

Ông trở về sống với vợ con ở Hà Nội. Trước đây, nhà ông vốn ở phố Đình Ngang (nay gần phố Nguyễn Thái Học), năm 1834 khi ông vào Huế thi Hội, thì vợ ông ở nhà đã xin phép cha chồng cho sửa lại một ngôi nhà gần Cửa Bắc về phía Hồ TâyHồ Trúc Bạch. Thời gian này, những lúc thư nhàn, ông thường xướng họa với các danh sĩ đất Thăng Long như Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý, Trần Văn Vi, Diệp Xuân Huyên...

Sau ba năm bị thải về, Cao Bá Quát nhận được lệnh triệu vào Huế (1847) làm ở Viện Hàm Lâm, lo việc sưu tầm và sắp xếp văn thơ. Thời gian ở Kinh đô Huế lần này, ông kết thân với một số thi nhân nổi tiếng như Nguyễn Hàm Ninh, Đinh Nhật Thận, Nguyễn Phúc Miên Thẩm, Nguyễn Phúc Miên Trinh...và ông đã được mời tham gia Mạc Vân Thi xã do hai vị hoàng thân này sáng lập.

Năm Canh Tuất (1850)[12], do không được lòng một số quan lớn tại triều, Cao Bá Quát đã bị đầy đi làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai (Sơn Tây cũ).

Khoảng cuối năm Canh Tuất (1850) đời vua Tự Đức, Cao Bá Quát lấy cớ về quê chịu tang cha và sau đó, xin ở lại nuôi mẹ già rồi xin thôi chức Giáo thụ phủ Quốc Oai.

Khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch năm Giáp Dần 1854, nhiều tỉnh ở miền Bắc gặp đại hạn, lại bị nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch, đời sống người nhân dân hết sức cực khổ; Cao Bá Quát bèn vận động một số sĩ phu yêu nước, các thổ hào ở các vùng Quốc Oai, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn...cùng nhau (tôn Lê Duy Cự làm minh chủ, Cao Bá Quát làm quốc sư, họp với thổ mục Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân) dựng cờ nổi dậy tại Mỹ Lương, thuộc vùng Sơn Tây chống lại triều đình đương thời.

Đang trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa, do có người tố giác nên kế hoạch bị bại lộ. Trước tình thế cấp bách, Cao Bá Quát buộc phải phát lệnh tấn công vào cuối năm 1854.

Buổi đầu ông cùng các thổ mục ở Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân đem lực lượng đánh phá phủ Ứng Hòa, huyện Thanh Oai, huyện thành Tam Dương, phủ Quốc Oai, Yên Sơn...Tuy giành được một số thắng lợi, nhưng sau khi quan quân triều đình tập trung phản công thì quân khởi nghĩa liên tiếp bị thất bại.

Tháng Chạp năm Giáp Dần (tháng Chạp năm này rơi vào năm dương lịch 1855 [13]), sau khi bổ sung lực lượng (chủ yếu là người Mườngngười Thái ở vùng rừng núi Mỹ Lương, nay là vùng đất phía Tây sông Đáy thuộc các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức của Hà Nội, và các huyện Lương Sơn, Kim Bôi tỉnh Hòa Bình[14]), Cao Bá Quát đem quân tấn công huyện lỵ Yên Sơn lần thứ hai (huyện lỵ huyện Yên Sơn cũng là phủ lỵ phủ Quốc Oai[15], ngày nay là thị trấn Quốc Oai huyện Quốc Oai). Phó lãnh binh Sơn Tây là Lê Thuận đem quân nghênh chiến. Cuộc đối đầu đang hồi quyết liệt tại vùng núi Yên Sơn (giáp Sài Sơn), thì Cao Bá Quát bị suất đội Đinh Thế Quang bắn chết tại trận. Tiếp theo, Nguyễn Kim Thanh và Nguyễn Văn Thực cũng lần lượt sa vào tay đối phương (sau cả hai đều bị xử chém). Ngoài những thiệt hại này, hơn trăm quân bị chém chết và khoảng 80 quân khác bị bắt (theo sử nhà Nguyễn).

Nghe tin đại thắng, vua Tự Đức lệnh cho ban thưởng và cho đem thủ cấp của nghịch Quát bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông. Sự thật về cái chết của Cao Bá Quát cho đến nay vẫn còn là một vấn đề nghi vấn cần làm sáng tỏ hơn [16].

Tác phẩm

Ngay sau khi cuộc nổi dậy ở Mỹ Lương (tỉnh Sơn Tây) bị thất bại (1855-1856), các tác phẩm của Cao Bá Quát đã bị triều đình nhà Nguyễn cho thu đốt, cấm tàng trữ và lưu hành, nên đã bị thất lạc không ít. Tuy vậy, trước 1984, nhóm biên soạn sách Thơ văn Cao Bá Quát, đã tìm đến kho sách cổ của Thư viện Khoa học kỹ thuật trung ương (Hà Nội), và sau khi loại trừ những bài chắc chắn không phải của ông, thì số tác phẩm còn sót lại cũng còn được trên ngàn bài được viết bằng thứ chữ Nômchữ Hán.

Cụ thể là hiện còn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo thể hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ. Trong số này về chữ Nôm, có một số bài hát nói, thơ Đường luật và bài phú Tài tử đa cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng). Về chữ Hán, khối lượng thơ nhiều hơn, được tập hợp trong các tập:

  • Cao Bá Quát thi tập
  • Cao Chu Thần di thảo
  • Cao Chu Thần thi tập
  • Mẫn Hiên thi tập

Sự nghiệp văn chương

Giới thiệu một vài nét chính trong sự nghiệp văn chương cùa Cao Bá Quát, GS. Vũ Khiêu viết đại ý như sau:

Tuổi trẻ của Cao Bá Quát được ghi lại bằng hàng loạt bài thơ tràn đầy khí phách (Tài mai [Trồng mai], Thanh Trì phiếm châu nam hạ [Từ Thanh Trì buông thuyền xuôi nam], Quá Dục Thúy Sơn [Qua núi Dục Thúy]...). Trích hai câu trong bài Quá Dục Thúy Sơn:
Ngã dục đăng cao
Hạo ca ký vân thủy
Dịch:
Ta muốn trèo lên đỉnh cao ngất
Hát vang lên để gửi tấm lòng vào mây nước...

Nhưng rồi, mấy lần khăn gói vào Huế thi đều bị hỏng, nên mộng khoa cử đã tan. Năm 32 tuổi, lần đầu ông được bổ làm một chức quan nhỏ (Hành tẩu Bộ Lễ). Ở đây, ông bắt đầu cảm thấy nhụt chí và bế tắc khi nhìn thấy cảnh thối nát, bất công và hèn yếu của nhà Nguyễn. Đến khi bị tù, bị tra tấn vì chữa những quyển thi, ông càng đau khổ, uất ức và căm thù cái triều đình ấy (Cấm sở cảm sự, túng bút ngẫu thư [Nơi nhà giam nhân việc cảm xúc phóng bút viết ngay], Trường giang thiên [Một thiên vịnh cái gông dài], Đằng tiên ca [Bài ca cái roi song], Độc dạ cảm hoài [Ban đêm một mình cảm nghĩ]...). Trích mấy câu trong Trường giang thiên (dịch):

Gông dài!
Gông dài!
Mày biết ta chăng?
Ta chẳng có gì đáng hợp với mày cà!
Mày biết thế nào được ai phải ai trái!
Mày chẳng qua chỉ là cái máy làm nhục người đời mà thôi...

Sau thời gian dương trình hiệu lực, Cao Bá Quát bị thải về quê quán. Ông càng có nhiều dịp tiếp xúc với đời sống của nhân dân lao động. Những cảnh người dân vì túng thiếu đói rét, phải đi xin ăn hay những cảnh họ bị bắt phu bắt lính...đều đã làm ông đau xót, day dứt (Cái tử [Người ăn xin], Phụ tương tử [Người vác hòm], Quan chẩn [Xem phát chẩn]...).

Đứng trước những cảnh tình ấy, cộng thêm nỗi đau của bản thân, cuối cùng đã dẫn ông đến những ý nghĩ hành động:

Ta đã không nỡ nghe mãi bài thơ Hoàng Điểu nói lên cảnh ly tán của nhân dân do chính sự hà khắc,:thì lẽ nào chỉ chịu gửi gắm mãi tâm sự vào khúc ngâm của Gia Cát Lượng khi chưa ra giúp đời (Trích bản dịch bài Ngẫu nhiên nằm mơ đến thăm ông Tuần phủ...)

Tuy nhiên, mãi đến lần Cao Bá Quát bị triều đình đuổi khéo về làm Giáo thụ ở Quốc Oai - một vùng bán sơn địa hẻo lánh xa hẳn kinh thành Huế, thì suy nghĩ của ông mới trở thành quyết tâm đứng lên đánh đổ nhà Nguyễn (Đối vũ [Nhìn mưa], Trích Tống Nguyễn Trúc Khê xuật lỵ Thường Tín kiêm trí Lê Huy vĩnh lão khê [Tiễn Nguyễn Trúc Khê ra nhận chức tại phủ Thường Tín, đồng thời gửi cho ông bạn già là Lê Huy Vĩnh]...). Trích giới thiệu:

Mặt trời đỏ lẩn đi đàng nào?
Để dân đen than thở mãi...

(Trích Đối Vũ)

Và:
Tài trai sống ở đời, đã không làm được việc phơi gan, bẻ gãy chấn song, giữ vững cương thường.
Lại ngồi nhìn bọn cầm quyền sói lang hoành hành,
Đến lúc tuổi già thì mặc áo gấm ban ngày về bôi nhọ quê hương.
Chỉ cúi đầu luồn xuống mái nhà thấp, nhục cả khí phách,
Đến lúc già thì gối đầu vào vợ con mà chết,
Giả sử hạng người ấy xuống suối vàng gặp hai cụ (Chu Văn AnNguyễn Trãi),
Thì cũng mặt dầy, trống ngực đánh, thần sắc rũ rượi ra mà thôi…

(Trích bản dịch nghĩa bài Tống Nguyễn Trúc Khê xuật lỵ Thường Tín kiêm trí Lê Huy vĩnh lão khê)[17]

Trích đánh giá trong Từ điển văn học (bộ mới):

Cao Bá Quát là một nhà thơ rất có bản lĩnh. Từ những tác phẩm đầu tiên đã thấy lòng tin của nhà thơ vào ý chí và tài năng của mình. Ông sống nghèo, nhưng khinh bỉ những kẻ khom lưng uốn gối để được giàu sang, và tin rằng mình có thể tự thay đổi đời mình.
Đến khi làm quan, muốn đem tài năng ra giúp đời, nhưng rồi Cao Bá Quát sớm nhận ra rằng vấn đề không hề đơn giản như ông tưởng.
Có những lúc ông cảm thấy bất lực trước những bất công trong xã hội, ông cũng muốn nhàn hưởng lạc thú như Nguyễn Công Trứ. Thế nhưng mỗi khi nghĩ đến những người cùng khổ bị áp bức, ông lại thấy cách đó là không thể, mà phải tìm một con đường khác. Cuối cùng, con đường mà ông chọn là đến với phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình.
Ngoài những chủ đề nêu trên, ông còn viết về vợ con, bè bạn, học trò và quê hương. Bài nào cũng thắm thiết, xúc động. Ông cũng có một số bài đề cao những anh hùng trong lịch sử, để qua đó thể hiện hoài bão của mình. Ông cũng có một số bài thơ viết về chuyện học, chuyện thi mà ông cho rằng chỉ là chuyện "nhai văn nhá chữ". Trong dịp ông đi công cán ở vùng Hạ Châu, ông cũng có những bài thơ phản ảnh cảnh bất công giữa người da trắng với người da đen...
Về mặt nghệ thuật, Cao Bá Quát là một nhà thơ trữ tình với một bút pháp đặc sắc. Ông làm thơ nhanh, có lúc "ứng khẩu thành chương", nhưng vẫn thể hiện được cảm xúc dồi dào và sâu lắng. Và mặc dù hình tượng trong thơ ông thường bay bổng, lãng mạn, nhưng trong những bài viết về quê hương thì ông lại sử dụng rất nhiều chi tiết hiện thực gợi cảm. Ngoài ra, đối với thiên nhiên, ông cũng hay nhân cách hóa, coi đó như những người bạn tri kỷ tri âm...[18]

Trích thêm một số nhận xét khác:

Cao Bá Quát là một văn hào có nhiều ý tứ mới lạ, lời lẽ cao kỳ [19].
Tư tưởng độc lập của Cao Bá Quát khác cái chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ. Ông Trứ lập nghiệp là để giúp vua, để chu toàn nghĩa quân thần; còn ông Quát mang cả cái mộng thay đổi thời cuộc và chuyển vần số mệnh...Về mặt nghệ thuật, sở trường của ông là thể phú [20] và thể ca trù. Hai thể này, với ông đã vươn tới một trình độ nghệ thuật tuyệt vời. Có điều ông hay lạm dụng chữ Nho và điển tích, vì vậy có thua kém Nguyễn Công Trứ về thể loại ca trù [21].
Cao Bá Quát trước mắt chúng ta, tượng trưng cho tài thơ và tinh thần phản kháng. Còn triết lý của ông chính là bền bỉ phục vụ cho đời [22].
  • Sách Văn học 11Ngữ văn 11 (nâng cao):
Cao Bá Quát là một nhà thơ lớn. Thơ ông phong phú trong nội dung cảm hứng: tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương xứ sở, với người thân, sự đồng cảm nhân ái với những con người lao khổ; niềm tự hào với quá khứ lịch sử dân tộc và có thái độ phê phán mạnh mẽ đối với triều chính đương thời.
Đặc biệt qua thơ văn, Cao Bá Quát còn bộc lộ một tâm hồn phóng khoáng và một trí tuệ sáng suốt tiếp nhận những hương vị, những màu sắc mới lạ khác với cái nhìn truyền thống.
Nhờ tất cả những điều ấy mà thơ văn ông mới mẻ, phóng khoáng, chú trọng tình cảm riêng của con người, được người đương thời rất mến mộ. Xét về vị trí lịch sử, ông là nhà thơ lớn sáng tác bằng chữ Hán kế sau Nguyễn Du [23].

Vài vấn đề liên quan

Năm sinh, năm mất

Phỏng đoán Cao Bá Quát sinh năm 1808 là căn cứ bài "Thiên cư thuyết" của ông. Trong bài có câu (dịch): "Với tuổi ta mới hai kỷ mà đã thấy núi sông, thành quách cũ thay đổi đến ba lần". Cuối bài ghi: "Tháng mạnh thu, năm Nhâm Thìn(1832), Chu thần thị viết bài thuyết này". Hai kỷ tức 24 năm, suy ra ông sinh năm 1808. Tuy nhiên cứ liệu này chỉ có giá trị tương đối. Theo GS Vũ Khiêu và nhóm nghiên cứu về Cao Bá Quát thì khẳng đình ông sinh năm 1809. Từ điển Bách khoa Việt Nam cũng ghi ông sinh năm 1809.[24].

Về năm mất, có một vài tác giả cho rằng Cao Bá Quát mất năm 1854. Nhưng theo Trần Công Nghị thì:

Cao Bá Quát mất ngay tại trận tiền vào tháng Chạp năm Giáp Dần. Khi chuyển qua dương lịch thì: Ngày 01 tháng Chạp năm Giáp Dần nhằm ngày 18 tháng 1 năm 1855. Ngày 30 tháng Chạp, năm Giáp Dần nhằm ngày 16 tháng 02 năm 1855. Như vậy nguyên tháng Chạp năm này đều rơi vào năm 1855. Cho nên năm qua đời của Cao Bá Quát phải ghi là năm 1855 mới đúng[25].

Những giai thoại

Hiện vẫn còn tồn tại nhiều giai thoại liên quan đến nhân cách và tài thơ của Cao Bá Quát (như Bịa thơ tài hơn vua, Chữa câu đối của vua, Cá đớp cá-người trói người, Trên dưới đều chó, Câu thơ thi xã v.v...[26]). Tuy nhiên, theo GS. Vũ Khiêu thì đa phần chúng đều thiếu căn cứ và chưa được xác minh. Bởi vậy theo ông chỉ có thể hiểu Cao Bá Quát và đánh giá đúng tư tưởng cùng hành động của ông trên cơ sở phân tích nguồn gốc xã hội đương thời, diễn biến trong cuộc đời và trong thơ văn của ông mà thôi [27]. Ở một đoạn khác, giáo sư lại viết:

Khác với một số giai thoại có ý nói Cao Bá Quát là một con người kiêu căng, ngỗ ngược; và qua số một bài thơ cùng bài hát nói được gán cho ông, có người còn muốn coi ông là kẻ thích hưởng lạc, rượu chè, trai gái...Trái lại, qua cuộc đời và thơ văn của ông, chỉ thấy ông là một người biết giữ gìn phẩm hạnh, đối xử đúng mực với cha mẹ, anh em, vợ con, hàng xóm và biết yêu quí đất nước, quê hương.[28]

Đề cập đến Trần tình văn[29] của Cao Bá Nhạ, theo giáo sư thì rất có thể người cháu này đã đỗ lỗi cho chú để minh oan cho mình.

Thơ liên quan

Không chỉ tác phẩm của Cao Bá Quát bị thu đốt, cấm tàng trữ và lưu hành; mà những bài thơ của các tác giả khác có nói đến ông đều không được in ấn hay phổ biến. Sau đây là hai bài thơ còn sót lại:

Nghe tin Cao Bá Quát bị bắt đi hiệu lực, buồn rầu Thương Sơn công (tức Tùng Thiện Vương) đã làm bài thơ:
Giữa đất trời một tấm thân khốn khổ
Nơi chân trời chỉ có hình và bóng tự thân thiết với nhau.
Vườn cũ, ba lối cúc tùng hoang lấp
Đêm tàn, trong sương gió nhớ hai người.
(Nghĩ đến chuyện) sừng ngựa không mọc, luống rơi nước mắt
Muốn bói ngày về lại chẳng có nguyên do
Tình bạn bè vì ông, ngoảnh nhìn về phương Nam lo lắng
Ngày này bao lần trông được ân xá.
(Dịch nghĩa bài Tặng Cao Bá Quát)[30].
Nghe tin ông mất, bạn ông là danh sĩ Nguyễn Văn Siêu [31] có bài thơ truy điệu, được dịch như sau:
Đàn còn bên vách, sách bên màn
Một giấc nghìn thu bặt tiếng vang,
Điên đảo non sông nhòa lối cũ,
Âm thầm đất nước ngấm bi thương
Duyên văn đã kết đây cùng đó,
Nghĩa cũ dù ai nhớ chẳng buồn!
Đạo học tỏ mờ chưa dễ biết,
Cửa người khép nép mãi sao đương [32].

chú thích

Các tác phẩm khác

Trần Hậu - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:22
Lượt xem 17903
Nhà thơ TRẦN HẬU, quê quán: Xuân Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Leningrad- LB Nga, 1978. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Công tác tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Trần Hậu được biết tới trên báo chí nhiều năm qua như một dịch giả tiếng Nga, một người giới thiệu văn hóa Nga đầy tin cậy với bạn đọc báo chí Việt. Nhưng anh cũng còn là một người-làm-thơ. Và tập sách đầu tiên anh xuất bản, là tập thơ "Xôn xao điều giản dị", do NXB Văn học ấn hành. Trân trọng gửi tới quý vị lời giới thiệu của tiến sĩ ngữ văn Nguyễn Huy Hoàng, người Việt ở Liên bang Nga về tập thơ này.

Trần Đăng Khoa (1958 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:21
Lượt xem 34628
Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.

Tố Hữu (1920-2002) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:21
Lượt xem 29751
Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002), là một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam.
Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ông mất lúc 9 giờ 15 phút ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.

Thuận Hữu (1958 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:20
Lượt xem 23025
Nhà báo, nhà thơ Thuận Hữu (sinh 1958) tên thật là Nguyễn Hữu Thuận, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Tổng Biên tập Báo Nhân dân. Ông sinh ra và lớn lên tại xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Tế Hanh (1921-2009) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:19
Lượt xem 27073
Tế Hanh (1921 - 2009), tên thật là Trần Tế Hanh [1]; là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.
Ông sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 tại làng Đông Yên, phủ Bình Sơn; nay là xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Tế Hanh là nhà thơ khá nổi tiếng, sáng tác cùng thời với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận...và là một trong ba thi sĩ sinh quán tại Quảng Ngãi nổi danh ngay từ trước năm 1945: Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Tế Hanh.
Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 07 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não [4].

Pushkin (1799-1837) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:18
Lượt xem 24588
Aleksandr Sergeyevich Pushkin (tiếng Nga: Александр Сергеевич Пушкин (trợ giúp·chi tiết); 1799 – 1837) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga. Được tôn vinh là đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ XIX.
Năm 1837, do những tin đồn thất thiệt về quan hệ ngoại tình của vợ mình với Georges d'Anthès, một sỹ quan kỵ binh trong quân đội Sa hoàng, Puskin đã thách đấu súng với viên sĩ quan trẻ tuổi này. Cuộc đọ súng đã kết thúc hết sức bi kịch khi cả hai đối thủ đều bị thương, nhưng Puskin đã bị trọng thương và qua đời hai ngày sau đó – ngày 10 tháng 2 năm 1837 (29 tháng 1 trong lịch Julian).

Phương Triều (1942 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:17
Lượt xem 20179
Phương Triều, nhà thơ, Tên thật là Lê Huỳnh Hoàng, sinh ngày 02 tháng 06 năm 1942 tại Sa Ðéc. Dạy học (Trung học tư thục Cộng Hòa, đường Trương Minh Giảng, Sài-gòn). Gia nhập làng báo Sài-gòn năm 1959.

Nguyễn Vũ Tiềm (1940 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:17
Lượt xem 19293
Nguyễn Vũ Tiềm, sinh năm: 1940, nơi sinh: Gia Lâm - Hà Nội
Bút danh: Hướng Thiện
Hội viên: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh.

Nguyễn Trung Kiên (1973 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:16
Lượt xem 22072
Nguyễn Trung Kiên sinh ngày 28/4/1973 tại Hà nội, hiện ở 218/23 Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh.
Đôi dép là tên một bài thơ của tác giả Nguyễn Trung Kiên viết về tình yêu và nổi tiếng vì được lan truyền trên mạng toàn cầu.

Nguyễn Khoa Điềm (1943 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp  - goldonline.vn - Thơ

27/12/2014 14:15
Lượt xem 29801
Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương; sinh 15 tháng 4 năm 1943) là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam.
Nguyễn Khoa Điềm sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thân sinh của ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng [1], gốc An Dương (tỉnh Hải Dương cũ nay là Hải Phòng) [2]. Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Hiện nay, ông nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế.

Hiển thị 31 - 40 tin trong 106 kết quả

Thông báo của admin
01/05/2013 22:38
Lượt xem 47274
Ban Quản trị không chịu trách nhiệm về tất cả tin post của các bạn và có quyền xử lý các tin post không phù hợp với đường hướng và quy định của web goldonline.vn
29/04/2013 14:39
Lượt xem 39559
Email: goldonlinesys@gmail.com
16/05/2014 10:20
Lượt xem 106536
thao tác :
- nhấp đúp vào icon kết nối mạng -> nhấp đúp Properties -> nhấp vào mục Internet Protocol (TCP/IP) => nhấp đúp vào Properties -> - nhập các thông số vào (xem hình minh họa) => nhấp ok Các thông số :
cách 1 :
DNS1 : 8.8.8.8 và DNS2: 208.67.222.222
cách 2 :
DNS1 : 208.67.220.220 và DNS2: 208.67.222.222
01/10/2013 09:40
Lượt xem 66490
Nhiếp ảnh viên Thầy Dự, chị Binboons và anh Lộc Phát.
11/11/2013 15:29
Lượt xem 43388
Được sự ủy thác của một số ân nhân, sáng nay Mod đã đi Ba Tri trở lại Trường Tiểu học An Phú Trung để trao quà cho em Tường Vi (khối 3) và một số em học sinh khuyết tật còn lại...
29/04/2013 16:07
Lượt xem 37248
Server cũ chuyển sang server mới...
29/04/2013 16:10
Lượt xem 36577
Phiên bản mobile vừa nhanh vừa nhẹ và cũng đầy đủ các chức năng như máy tính, dùng cho Ipad, Iphone và các loại điện thoại...
19/06/2013 09:49
Lượt xem 36134
Đường hướng Diễn đàn, Ý nghĩa Logo, Chủ đề các Trang, và Thành phần Ban Quản trị.
30/09/2013 08:38
Lượt xem 36034
Chung tay gây Quỹ Học bổng hưởng ứng theo dự án của anh Chim Cúc Cu, danh sách các bạn 3 miền đất nước và hải ngoại:
chị chimcútcon, chị Julia, chị binboons, chị Huỳnh Uyên, chị xauvân, chị khonggian, chị Hảo thư, chị ThanhHuyền, chị thuphuong, chị H.Nhung, chị muathuroi, anh Đại bàng, anh Gấu tèo, anh Lộc Phát, anh Chim Cúc Cu, anh bovang, anh rongreu, anh NgocAnh (editor), anh chilinhsjc (editor) và chị Mod (Quản trị viên trang web) và một số bạn xin được ẩn danh…
Music online

Đang tải danh sách nhạc...

Kiến thức thị trường Vàng và Forex
25/05/2013 19:47
Lượt xem 139631
1 ounce vàng bằng bao nhiêu chỉ vàng?
25/05/2013 09:31
Lượt xem 105295
Vàng đương nhiên là quý rồi nhưng vàng cũng có nhiều loại khác nhau, từ 24K, 18K … cho tới 10K. Vậy những con số này có ý nghĩa gì đối với chất lượng vàng?
19/06/2013 09:17
Lượt xem 97977
* Mùa Hè (từ tháng 4 đến tháng 11): - Phiên Á bắt đầu từ 5h sáng - Phiên Âu bắt đầu từ 14h20 đến 22h20 - Phiên Mỹ bắt đầu từ 19h20 đến 4h sáng hôm sau
* Mùa Đông (từ tháng 11 đến tháng 4) : - Phiên Á bắt đầu từ 6h sáng - Phiên Âu bắt đầu từ 15h20 đến 23h20 - Phiên Mỹ bắt đầu từ 20h20 đến 5h sáng hôm sau
25/05/2013 09:06
Lượt xem 84758
Để người tiêu dùng có thêm thông tin về nguyên liêu chế tác trang sức, vàng, bạc và các kim loại quý. Chúng tôi cung cấp tới quý vị một số hiểu biết cơ bản về nguyên liệu phụ, phụ liệu dùng trong gia công chế tác kim hoàn
25/05/2013 09:56
Lượt xem 84386
Hãy cùng chúng tôi đọc những chia sẻ dưới đây để có thể lựa chọn được loại trang sức gắn đá quý phù hợp cho bạn nhất
03/05/2013 09:17
Lượt xem 82368
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay...
16/07/2013 20:44
Lượt xem 80398
US Dollar Index là chỉ số đo sức mạnh của đô la Mỹ (USD) so với 6 đồng tiền chủ chốt khác.
25/05/2013 08:27
Lượt xem 80042
Ngành nào cũng có các thuật ngữ riêng cho ngành đó. Trong giao dịch vàng cũng có các thuật ngữ riêng. bảng dưới đây liệt kê một số thuật ngữ hay được sử dung trong giao dịch vàng.
25/05/2013 07:35
Lượt xem 77700
bóng ký và bóng phân đều là vàng, trong quá trình phân kim mà ra, tên này là tên người dân đặt cho
25/05/2013 08:04
Lượt xem 77201
vàng trắng là hợp chất đa nguyên tố không phải là một đơn chất trong bảng tuần hoàn MENDELEEP.
25/05/2013 09:47
Lượt xem 70620
Khi bạn được thừa hưởng một trang sức đá quý mà bạn không biết cách nào để nhận biết giá trị hay bạn muốn trờ thành một người sành sỏi về trang sức hơn, chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin có thể sẽ hữu ích cho bạn trong việc nhận biết đá quý.
02/05/2013 14:29
Lượt xem 69464
Với lượng vàng nắm giữ khổng lồ, mỗi động thái mua bán của SPDR Gold Trust đều ảnh hưởng mạnh tới thị trường.
03/05/2013 07:34
Lượt xem 69323
Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo lường mức độ lạm phát trải qua bởi các nhà sản xuất...
25/05/2013 20:23
Lượt xem 68360
Các thông tin cơ bản : Mỹ, Biên bản cuộc họp của FOMC, Châu Á, Châu Âu
02/05/2013 14:38
Lượt xem 61872
Ichimoku Kinko Hyo là một kỹ thuật đồ thị được tạo ra trước thế chiến thứ 2 bởi 1 phóng viên người Nhật là Goichi Hosoda....
24/05/2013 15:49
Lượt xem 60651
Trailing stop là một công cụ hiệu quả trong MT4 giúp trader tối đa hoá lợi nhuận và hạn chế tối đa rủi ro. Công cụ này cực kì hữu ích khi nó tự động di chuyển mức stop loss cùng chiều với xu hướng giá mà trader kì vọng
25/10/2013 06:11
Lượt xem 60342
Mua bán vàng là cách làm dễ dàng nhất với các nhà đầu tư cá nhân, kể cả mua dưới dạng vật chất hay trên tài khoản.
25/05/2013 09:50
Lượt xem 58338
Làm cách nào để phân biệt được kim cương thật và kim cương nhân tạo?
25/05/2013 19:56
Lượt xem 57144
Giảm lạm phát là việc giảm mức độ lạm phát theo thời gian, còn giảm phát là mức độ giảm xuống dưới 0%.
25/05/2013 07:39
Lượt xem 56052
Khi đi mua nữ trang, chúng ta hay nghe nói về hai loại chất liệu là vàng trắng và bạch kim, làm thế nào để phân biệt chúng?