Thơ

Phụ tùng thời đại văn minh  - Rau đắng

16/12/2014 20:18
Lượt xem 5095

Aziz Nesin

Một người khách mới bước vào phá vỡ bầu không khí trầm mặc mơ màng trong quán cà fê. Vừa thở hổn hển, vừa để rơi người xuống ghế, không thèm chào hỏi ai cả. Mọi cái đầu quay về phía ông:
- Chào ông Hamít - một ông già đang đăm đăm nhìn bể nước phun ngoài sân ngoảnh lại chào.

- Không dám...

- Ông làm sao thế hả ông Hamít? Có gì mà thở dốc như bò già leo núi vậy?

- Lạy thánh Ala, ông Ali ơi, tôi vừa mới thoát một cơn hoạn nạn... Lạy thánh Ala!... Dù sao trên đời này vẫn còn có công lý. - Ông Hamít đạo mạo nói.

- Xin chúc mừng ông bạn già của tôi! Ông vừa xong nợ nhà băng hay sao?

- Đâu có... Thời buổi bây giờ mà ông còn có thể nghĩ được đến nhà băng à? Tôi thoát là thoát cái máy kéo của nợ của tôi ấy...

Mấy ông già nghe đến hai chữ "máy kéo" thảy dướn cả người lên, nhổm đít trên mấy chiếc ghế đan rồi ngồi xích lại chỗ ông Hamít

- Thật thế ư, ông?

- Tôi thoát được thật đấy!

- Ông thử kể xem nào!...

- Bỏ của chạy lấy người... - Ông Hamít thở dài như trút một gánh nặng. - Ngàn lần đội ơn thánh Ala. May mà tôi còn sống đến ngày hôm nay!

Mọi người sốt ruột đợi chờ. Mấy cái ghế đẩu lại nhích gần thêm về phía Hamít.

- Đấy là cả một thiên lụy sử... Hồi thằng con tôi được giải ngũ, nó bảo: "Bố ơi, ở quân đội con học được nghề lái xe. Bây giờ bố mua máy kéo đi". Mấy hôm ấy vợ chồng con em gái nó cũng về chơi. Hai đứa đều tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, ra làm giáo viên cả. Gặp dịp nghỉ hè chúng về chơi ngay. Vợ chồng nó cũng bảo: "Bố mua máy kéo đi thôi, tội gì mà chịu khổ mãi!... Đôi bò thời nay nào có giá trị gì đâu?" Theo chúng thì tôi là người đầu óc còn lạc hậu. Con gái tôi còn chỉ lên tấm lịch tường: "Bố xem, chúng ta đang sống ở thế kỷ nào đây? Thế kỷ 20, bố có hiểu là thế nào không?..."

Còn thằng con rể thì tối nào ăn cơm xong cũng cho tôi một bài giảng: "Chúng ta đang sống trong thế kỷ máy móc. Thời nay mà còn cày bò thì thật xấu hổ..."

Con trai thì làm khổ tôi bằng những con toán thống kê: "Bố đã thuê bao nhiêu thợ cày? Mười người chứ gì... Họ làm mất bao nhiêu ngày? Một tháng, bố thấy chưa, còn nếu chúng ta mua máy cày thì chỉ cần con làm trong một tuần lễ là đâu vào đấy. Ngoài ra con còn làm thuê cho người khác và người ta còn phải hôn tay cầu cạnh con nữa. Chỉ một năm là chúng ta hoàn vốn".

Con trai im thì con gái mở miệng, con gái im thì con rể mở máy! Nào là bò nghỉ bò cũng phải nhai, còn máy đã nghỉ là nghỉ. Máy muốn chạy thì chỉ cần vài chén dầu xăng là tha hồ bon... Lúc nghỉ nó có đòi hỏi gì đâu. Nào là bò suốt mùa đông ngốn không biết bao nhiêu là cỏ cho vừa cái túi nhai lại của nó.

Một mình tôi đương đầu với lũ con, nhưng những lời tôi nói ra cứ như nói ngoài sa mạc. Chúng còn thuyết phục tôi rằng bò có thể ngã bệnh, già yếu và gục chết. Còn cái máy kéo là sắt là thép. Nó có già yếu mệt mỏi, chết đứt bao giờ đâu...

Tôi còn chưa chịu đầu hàng thì bà lão nhà tôi lại bồi cho một đòn nữa: "Nhà Muxa mua rồi, nhà Mêmét đầu hói cũng mua rồi đấy".

Tối cũng chuyện máy kéo, sáng cũng chuyện máy kéo. Nhưng tôi chịu nhất là lời của bà lão: "Nhà trưởng thôn mua máy kéo rồi... Còn ông thì cứ nấn ná... Đến thằng Huyxên con nhà Mêmít cũng mua nữa là..." Thú thật tôi không còn cách nào khác là đành phải...

- Thế nào, ông Hamít? Về sau thế nào? - Mọi người tò mò hỏi.

Có thánh Ala chứng giám, tôi vẫn cứ phân vân trong bụng. Nhưng rồi ông giáo làng tôi bảo: "Ông Hamít, ông vẫn còn phải nghĩ ngợi kia à? Một máy kéo là 80 sức ngựa chứ có ít đâu".

Câu ấy làm tôi tỉnh người. Tám mươi sức ngựa!... Ghê thật đấy! Nó húc đổ cả núi chứ chẳng chơi đâu! Tôi không chịu đựng được nữa. Phải mua thôi! Nhưng cái của nợ ấy giá bao nhiêu? Có người bảo nhà băng sẽ cho vay tiền. Còn máy thì có ba loại: nhỏ, vừa và lớn. Tôi định mua loại nhỏ nhưng thằng con tôi lại nói: "Thứ nhỏ ấy con không thích đâu".

Con gái rằng: "Đã mua thì mua hẳn cái lớn".

Con rể rằng: "Người ta ai cũng mua có một lần".

Bà lão rằng: "Mọi người mua đằng to, làm sao mình lại chịu nhục".

Thế là mấy bố con chuẩn bị lên đường ra tỉnh. Đến nơi gặp một anh chàng cũng tốt bụng. Anh ta hỏi: "Ông có bao nhiêu ruộng?" Tôi đáp: "Tám mẫu". Anh ta bèn khuyên: "Mua cái đằng nhỏ ấy. Tám mẫu chứ đến chục mẫu nó cũng cày bay."

Nhưng tôi không làm sao thuyết phục được con cái. Chúng nó bảo: "Thằng cha ấy lừa bố đấy thôi, chúng con cứ thích đằng to".

"Bốn ngàn đồng tiền mặt, còn đâu tín dụng ngân hàng" - người bán hàng nói. ở đây làm gì có chuyện mặc cả, cũng không thể dấu được anh ta là mình không đủ tiền. Chúng tôi đành về nhà vác bò ra chợ. Mấy con bò sinh ra trong chuồng nhà tôi, chính tay tôi đã tắm rửa cho chúng, nuôi nấng chúng. Con bò xám cứ nhìn chằm chằm vào mắt tôi mà khóc, con bò hung thì cứ liếm mãi hai bàn tay tôi. Tóm lại chúng tôi bán đôi bò đi kiếm được ba ngàn. Còn một ngàn nữa lại vay tín dụng. Cuối cùng mua được cái máy kéo hạng to... Con quái vật ấy đứng lừng lững như một trái núi. Các con tôi kêu hai chén dầu xăng là máy nổ ầm ầm. Làm gì có của ấy!

Chúng tôi đổ vào một biđông madút, còn dầu nhớt thì không biết bao nhiêu mà kể. Con trai tôi trèo lên cầm lái. Chúng tôi cũng trèo lên. Xe chạy xình xịch. Máy tốt hết ý. Theo tục lệ chúng tôi treo lên xe một chiếc giày cũ, một củ tỏi và một dây hạt cườm xanh để tượng trưng cho hạnh phúc. Tối hôm đó khi về đến nhà, chúng tôi cho xe lượn quanh nhà bốn vòng rồi mới đắc ý đỗ lại.

Tất cả những người hôm ấy nhìn thấy chúng tôi, hôm sau thảy đều đi mua máy kéo hết. Ngay cả lão Giuxup có mỗi một mẫu đất chua lại nợ nần như chúa chổm cũng đi tậu máy kéo mới khiếp chứ.

Từ đó chiều chiều, hai bên đường làng máy kéo xếp hàng thẳng tắp. Thằng con tôi lái cái máy ấy cũng thấy vừa tay, chẳng cần gì hơn. Trên đường nó đi đã cũng phải nát. Một lần nó húc phải xe Huyxên, con trai Mêmít. Thực thà mà nói cái xe ấy hoá ra đống sắt vụn. Nó bị lật chỏng gọng như một con rùa nằm ngửa vậy.

Máy kéo để tiêu khiển cũng hay. Cứ đến thứ bảy chúng tôi lại đánh xe ra tỉnh. Thằng con trai tôi xoắn ngược bộ râu lên mà lái. Đến cửa rạp chớp bóng, chúng tôi cho xe đậu vào dãy những xe kéo khác. Lúc về là lúc đua tài. Ai lái giỏi hơn thì vượt lên trên. Bỗng nhiên đang chạy có thằng mất dạy nào húc phải xe của chúng tôi. Rắc một cái, thế là chúng tôi đứng lại. Cầu thánh Ala che chở! Đèn pha vẫn sáng mà xe không nhúc nhích. Không biết hỏng ở đâu, chúng tôi loay hoay mãi, đành chịu bỏ xe dọc đường cuốc bộ đi về...

- Kể đi ông Hamít, rồi sau thế nào?

Chúng tôi thuê một đôi bò kéo con quái vật ấy về. Chỗ hỏng vẫn không tìm được. Chúng tôi đành đến chỗ mua trước nhờ họ đến giúp, hết bao nhiêu xin trả. Đến nơi họ bảo: Không được, không có phụ tùng! Chao ôi, con bò màu hung yêu dấu của tôi ơi! Nó làm gì có phụ tùng ốc vít cơ chứ... Nó chẳng hỏng môtơ, chẳng hỏng guồng máy bao giờ. Thằng con tôi bảo: "Để con đi Stănbum mua cái phụ tùng ấy cho..." Tôi sốt sắng: "Con ơi, đến vụ cày rồi, có đi thì đi nhanh nhanh, con nhé!" Thằng ấy đi Stămbun rồi không thấy về nữa...

- Rồi sau thế nào hả ông Hamít... Ông kể tiếp đi!

Các bạn quí mến ạ, rồi sau tôi không được tin gì của cháu cả. Thật xấu hổ với hàng xóm. Tiền hết, muốn mua bò cũng chẳng có, đành đi thuê tạm một đôi về cày. Mãi mới thấy có tin con: "Bố ơi, con đã tìm được phụ tùng rồi, nhưng suốt thời gian con đi tìm, con đã tiêu sạch cả túi. Bố gửi ngay cho con một ngàn đồng nhé". Tôi chạy đến ngân hàng gửi tiền đi ngay theo đường dây thép. Mấy hôm sau nó về mang một mũ ốc to bằng đồng hào "Cái này mà một ngàn ư con?" - Tôi hỏi. Chúng tôi đi gọi thợ máy bắt ốc. Xe lại chạy tốt... Đến mùa đông tuyết xuống, chúng tôi cho xe vào chuồng bò, buộc vào cái cọc của con bò hung khi xưa. Bấy giờ cũng là lúc phải trả ngân hàng và trả dần món nợ. Mà tiền thì hết... Lại phải đi vay chỗ khác đập vào. Sang hè tôi bảo con trai tôi: "Nào con, cho xe ra đồng đi!" Nó nổ máy. Nhưng bỗng có những tiếng răng rắc chát chúa, rồi cái máy câm tịt. Làm thế nào nhỉ? Không ai biết đằng nào mà lần. Thế là lại phải đi mời người ở cái cửa hàng bán máy. Đến nơi anh ta phán: Tuột đâu mất một bánh răng xe rồi.

Chúng tôi hỏi mua, anh ta rằng không có bán. Không có bánh răng mà dám bán máy. Thế có phải là lừa dân đen không? Hỏi thế thì họ bảo: ”Nếu mọi người mua một cái máy kéo nữa thì sẽ đủ phụ tùng cho cái máy cũ.“ Nhìn mặt người làng tôi thực xấu hổ. Nhục nhã thật... Bấy giờ cánh đồng nào cũng có một vài cái máy kéo đứng im như xác ướp. Thỉnh thoảng dân làng lại vấp chân phải những đống sắt vụn, dây xích, guốc xích...

Ôi chao, con bò mầu nâu, con bò mầu hung của tôi... Dùng nó tha hồ mà bền. Sống nó cũng là tiền, chết nó cũng là tiền. Còn cái con bọ sắt này có phải là bò đâu, chẳng chọc tiết được, cũng chẳng xài được.

Lại đến đợt hai phải trả tiền ngân hàng..."Tôi trả máy nhà các ông đấy" - tôi bảo thế. Họ liền đáp: "Chúng tôi lấy làm gì cái rả rách ấy."

Phát điên lên được! Bỗng có tin đồn rằng ở Ađana sản xuất phụ tùng. Tôi liền quát con: "Ê, cái thằng già mồm kia, mày bắn súng không nên thì phải đền đạn. Đi mà sắm phụ tùng đi cho rồi..."

Thằng con tôi đi Ađana. Đến nơi thằng thợ bảo: "Không thấy người ốm làm sao chữa bệnh".

- Kéo nó đi Ađana chứ sao, tôi bảo.

Thế là phải thắng một đôi bò mộng.

Hai tuần mới mò đến được Ađana. Cái thằng thợ máy ấy đòi đúng năm trăm mới nhả ra cái con bánh răng ấy. Để đỡ mất mặt với bà con, tôi đành phải bán đỡ hai sào ruộng rồi gửi năm trăm đi Ađana cho nó... Lúc ấy vợ chồng đứa con gái tôi đến chơi. Tôi nghĩ: "Đã mất bao nhiêu tiền cho cái xe khốn khổ kia thì cũng phải hưởng được đôi chút chứ." Thế là cả nhà tôi trèo lên xe. Tôi bảo con trai: "Cái của này không phải như con ngựa đua đâu, cẩn thận đấy con, dọc đường gặp cái gì phải tránh cái đó!" Nhưng con trai tôi đâu có nghe. Nó vừa trông thấy xe nhà Huyxeen, con trai Mêmít là lao ngay vào. Cái đầu máy rền như con lừa đực gặp con lừa cái... Tôi chưa kịp quát con hãm lại thì cái các-bua-ra-tơ đã nổ rồi. "Thằng mất dạy, đồ khốn - tôi sấn đến cạnh nó. Đến ngựa chiến bên A rập cũng không chịu được nữa là... Mà đây lại là máy móc nước ngoài. Mày có còn đầu óc không đấy?" Chúng tôi hò nhau xuống đẩy nhưng nó không thèm nhúc nhích nữa. Lúc ấy làm sao tôi quên được đôi bò tuyệt diệu của tôi kia chứ?

Tôi kéo con gái và con rể ra bảo: "Hai con trả lời cho bố một câu. Chúng ta đang sống ở thời đại nào đây? Có phải là thế ký 20 không? Cái thời của bố thì chỉ dùng một con bò xám, cho nó nắm rơm, cột nó vào xe là ra nương, ra rẫy..."

- Rồi thế nào nữa hả ông Hamít?

- Thế rồi, các ông anh ạ, lại đến lãi xuất nhà băng, lại tiền trả vốn ngân hàng. Trời phạt tôi đấy. Tôi phải đi bán thêm mười sào nữa. Còn cái máy kéo lúc thì mất bù -loong - 500 đồng, lúc thì một cái ốc một nghìn đồng... Giá thử cái xích mà đứt thì chịu không thể tìm đâu ra cái khác mà thay. Phụ tùng không có...vá víu chỗ này, vá víu chỗ kia, cái máy kéo yêu dấu của chúng tôi giống hệt như cái áo rách.

Lúc ở ngoài đồng toàn thân nó run lên bần bật như phải cơn sốt, còn ngoài cánh đồng thì vướng vãi toàn những ốc, những mũ, những mẩu sắt gì nữa, tựa hồ chúng tôi rắc những phụ tùng vứt đi ấy thay cho hạt giống.

Một hôm có một nghị sĩ đảng dân chủ về làng. Tôi gặp ông ta, nói: "Bây giờ ông bảo chúng tôi làm thế nào? Cái máy lừng lững như con voi, mà chỉ thiếu một chi tiết bằng đồng xu là đứng im. Còn chi tiết ấy thì không kiếm đâu ra được".

- Nói tiếp đi, ông Hamít! Cái nhà ông nghị sĩ ấy bảo sao?

- Ông ấy còn nói gì được nữa... Ông ấy cũng có nói một thôi dài, thậm chí tôi cũng không hiểu gì lắm. Ông ấy bảo trước kia người ta sống ở thời kỳ đồ đá, bây giờ là thế kỷ đồ sắt. Nền văn minh xâm nhập vào đất nước ta cùng với sắt thép. Tôi bảo: "Thôi được, các ông đã chuyên chở văn minh vào nước ta là tốt, nhưng phụ tùng của nó đâu? Ông thử ra ngoài đồng chúng tôi mà coi, những văn minh vứt đi còn đầy như xác chết cả đó. Vậy có nên hạn chế bớt văn minh đi không?"

- Rồi sau thế nào nữa, ông Hamít? Ông ấy trả lời ra làm sao?

- Các bạn quí mến ạ, sau đó ông ấy đáp: "Thứ này chúng ta đặt mua ở Mỹ. Mai đây chúng ta sẽ xây dựng nhà máy riêng! Các bác chịu khó chờ ít lâu nữa thôi, phụ tùng sẽ tràn về như lũ tháng bảy", ông ta hứa thế. "Chúng tôi thì chờ được, nhưng nhà băng có chờ đâu, - tôi đáp - Ông làm ơn bảo nhà băng họ cũng nán chịu".

Lại đến kỳ trả nợ không xê xích ngày nào. Thật tình tôi tiếc đôi bò quá. Lúc đem chúng ra chợ bán tôi đã khóc thầm trong bụng... Tóm lại, thế là tôi phản bán hết cả ruộng đất để trả nợ nần.

- Rồi sau ta sao, ông Hamít?

- Rồi sau tôi gọi con gái và con rể đến. Tôi lại lôi bà lão và con trai tôi ra. Tôi dẫn họ ra chỗ con quái vật ngốn tiền ngốn đất của tôi mà rằng: "Hoặc là các người giết sống tôi đi, hoặc là tôi buộc các người vào xe làm bò cày ruộng..."

Họ lại ra sức nổ máy, tiếng máy đinh tai nhức óc, cua-roa chạy văng mạnh, sửa chỗ này hỏng chỗ kia, lắp được cái ốc lại gãy bánh răng, cứ thế không cùng.

- Rồi sau thế nào, ông Hamít?

- Sau đó, các bạn quí mến ạ, tôi hiểu ra rằng chẳng ăn thua gì cả. Vợ con tôi dúm dụm vào nhau. Tôi liền vác ra một cái búa và quát: "Đồ súc vật, lui hết cả ra, để ta dậy cho cách sửa chữa". Rồi tôi cứ thế quai búa vào tay lái, vào máy móc... vừa quai vừa quát: "Này thế kỷ hai mươi này, này văn minh này, này phụ tùng này". Tôi quai búa đến mỏi nhừ tay ra thì thôi. Bấy giờ bà lão nhà tôi bỗng kêu váng lên:

"Ối giời ơi, cứu chúng tôi với, ông lão nhà tôi điên rồi..." Các con tôi mỗi đứa chạy một đường. Tôi vứt búa rồi đến thẳng đây đấy. Cho tôi một cốc nước với.

- Rồi sau sao nữa, ông Hamít? - Những người nghe tròn mắt thúc giục.

- Thế là hết. Tôi đã thoát được con quái vật. Ngàn lạy ơn thánh Ala chí công... Tôi thấy mình như được thoát xác. Cho tôi một tách cà phê mau lên và đặc vào nhé! - Lão Hamít sung sướng quát gọi chủ quán.

Các tác phẩm khác

Trò đùa của nhền nhện  - Ngụ ngôn

20/07/2013 10:44
Lượt xem 6197
Một con Khỉ được mời tới nhà vị hôn thê chơi, nó vui vẻ mời cả bạn Nhện Tây Ðạt cùng đi. Khỉ ta rất ưa bóng bẩy, trước khi đí nó đeo một đôi mắt giả vừa to vừa sáng vào. Tây Ðạt xưa nay quen thói đố kị. Nó thấy Khỉ bảnh bao thế lòng đố kị bùng lên. Nó quyết định tìm mọi cơ hội phá Khỉ.

Thầy tu rởm  - Ngụ ngôn

20/07/2013 10:43
Lượt xem 5631
Xưa có một con sói rừng vừa hung ác vừa gian giảo. Một hôm nó nghe tin ở làng bên có một chú bé bị ốm liền nghĩ ra một kế độc để ăn thịt thằng bé. Nó trang điểm thành một thầy tu: Ðầu đội mũ thánh hồng, khóc bộ áo thánh trắng, đi đôi giày thánh vàng, đeo một chuỗi tràng hạt vào cổ, kẹp một quyển kinh ở nách trái, tay phải chống một cây gậy. Hắn đến làng bên

Khỉ và khách  - Ngụ ngôn

20/07/2013 10:40
Lượt xem 7180
Thịt rượu đã bày lên bàn. Ðợi các bạn ngồi vào bàn xong Rùa đen nói vài lời rồi tuyên bố tiệc rượu bắt đầu. Rùa đen đến bên Khỉ, ngắm nghía tay Khỉ, nói: "Thưa anh, xin lỗi, tay anh bẩn quá! ăn uống thế này thì thật mất vệ sinh, mời anh ra rửa tay trước đã".

Thỏ và Nhền Nhện  - Ngụ ngôn

20/07/2013 10:38
Lượt xem 4204
Thỏ và nhền Nhện thường đi kiếm ăn cùng nhau, chúng phân phối rất ăn ý nên lần nào cũng được no say. Một hôm chúng lại đi kiếm mồi. Nhưng lần này chúng không gặp may, phải mất bao thời gian chúng mới bắt được một con chim nhỏ. Con chim quá nhỏ không đủ cho hai con, chỉ đủ cho một con. Ai ăn đây? Thỏ bảo nó mất nhiều sức hơn, Nhện thì nói nó phải đổ bao mồ hôi. Cãi nhau mãi mà vẫn chưa có kết quả.

Vẹt và châu chấu  - Ngụ ngôn

20/07/2013 10:36
Lượt xem 3892
Khoa La là tên một con vẹt, mỏ nó vừa đẹp vừa linh hoạt. Nó có thể mổ châu chấu trong các bụi cỏ rất chi là tự nhiên. Nó thấy loại côn trung xanh này ngọt và ngon nên sau mỗi lần chén no nê xong nó bỏ những phần thừa vào một chỗ dự trữ.

Đom đóm và giọt sương  - Ngụ ngôn

20/07/2013 10:34
Lượt xem 8484
Tối hôm đó không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy.

Quạ uống nước  - Ngụ ngôn

20/07/2013 10:32
Lượt xem 4826
Có một mùa hè nóng nực, trời nóng như thiêu như đốt, mãi mà không có giọt mưa nào. Đất đai bị hạn hán khô cằn, nứt nẻ, sông suối cạn khô. Muôn loài nháo nhác vì thiếu nước.

Hai con gà trống  - Ngụ ngôn

20/07/2013 10:31
Lượt xem 6258
Có hai con gà cùng một gà mẹ sinh ra và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, đủ lông đủ cánh trở thành hai con gà trống, chúng lại hay cãi vã nhau. Con nào cũng tự cho mình đẹp đẽ, oai phong hơn, có quyền làm Vua của Nông Trại

Ông lão và con lừa  - Ngụ ngôn

20/07/2013 10:30
Lượt xem 4177
Ông lão nhà quê và đứa cháu bàn nhau đem con lừa ra hội chợ bán. Để con lừa khỏi mệt mỏi hầu có thể bán được giá cao, họ buộc chân lừa lại và hai ông cháu khệ nệ gánh con lừa đi.

Cáo và Cò  - Ngụ ngôn

20/07/2013 10:28
Lượt xem 6882
Cáo là loại rất háu ăn nhưng rất khôn lanh quỉ quyệt. Một hôm, Cáo bỗng mời Cò đến nhà dùng cơm. Thức ăn Cáo dọn ra mời khách là món cháo, được để trong một cái đĩa dẹp, không có chiều sâu. Sau khi mời khách, Cáo thản nhiên liếm hết sạch, trong khi Cò, vì có mỏ dài, chẳng ăn được gì trong đĩa, đành chịu đói.

Hiển thị 841 - 850 tin trong 883 kết quả

Thông báo của admin
01/05/2013 22:38
Lượt xem 47309
Ban Quản trị không chịu trách nhiệm về tất cả tin post của các bạn và có quyền xử lý các tin post không phù hợp với đường hướng và quy định của web goldonline.vn
29/04/2013 14:39
Lượt xem 39577
Email: goldonlinesys@gmail.com
16/05/2014 10:20
Lượt xem 106563
thao tác :
- nhấp đúp vào icon kết nối mạng -> nhấp đúp Properties -> nhấp vào mục Internet Protocol (TCP/IP) => nhấp đúp vào Properties -> - nhập các thông số vào (xem hình minh họa) => nhấp ok Các thông số :
cách 1 :
DNS1 : 8.8.8.8 và DNS2: 208.67.222.222
cách 2 :
DNS1 : 208.67.220.220 và DNS2: 208.67.222.222
01/10/2013 09:40
Lượt xem 66512
Nhiếp ảnh viên Thầy Dự, chị Binboons và anh Lộc Phát.
11/11/2013 15:29
Lượt xem 43406
Được sự ủy thác của một số ân nhân, sáng nay Mod đã đi Ba Tri trở lại Trường Tiểu học An Phú Trung để trao quà cho em Tường Vi (khối 3) và một số em học sinh khuyết tật còn lại...
29/04/2013 16:07
Lượt xem 37264
Server cũ chuyển sang server mới...
29/04/2013 16:10
Lượt xem 36593
Phiên bản mobile vừa nhanh vừa nhẹ và cũng đầy đủ các chức năng như máy tính, dùng cho Ipad, Iphone và các loại điện thoại...
19/06/2013 09:49
Lượt xem 36152
Đường hướng Diễn đàn, Ý nghĩa Logo, Chủ đề các Trang, và Thành phần Ban Quản trị.
30/09/2013 08:38
Lượt xem 36057
Chung tay gây Quỹ Học bổng hưởng ứng theo dự án của anh Chim Cúc Cu, danh sách các bạn 3 miền đất nước và hải ngoại:
chị chimcútcon, chị Julia, chị binboons, chị Huỳnh Uyên, chị xauvân, chị khonggian, chị Hảo thư, chị ThanhHuyền, chị thuphuong, chị H.Nhung, chị muathuroi, anh Đại bàng, anh Gấu tèo, anh Lộc Phát, anh Chim Cúc Cu, anh bovang, anh rongreu, anh NgocAnh (editor), anh chilinhsjc (editor) và chị Mod (Quản trị viên trang web) và một số bạn xin được ẩn danh…
Music online

Đang tải danh sách nhạc...

Kiến thức thị trường Vàng và Forex
25/05/2013 19:47
Lượt xem 139731
1 ounce vàng bằng bao nhiêu chỉ vàng?
25/05/2013 09:31
Lượt xem 105330
Vàng đương nhiên là quý rồi nhưng vàng cũng có nhiều loại khác nhau, từ 24K, 18K … cho tới 10K. Vậy những con số này có ý nghĩa gì đối với chất lượng vàng?
19/06/2013 09:17
Lượt xem 98080
* Mùa Hè (từ tháng 4 đến tháng 11): - Phiên Á bắt đầu từ 5h sáng - Phiên Âu bắt đầu từ 14h20 đến 22h20 - Phiên Mỹ bắt đầu từ 19h20 đến 4h sáng hôm sau
* Mùa Đông (từ tháng 11 đến tháng 4) : - Phiên Á bắt đầu từ 6h sáng - Phiên Âu bắt đầu từ 15h20 đến 23h20 - Phiên Mỹ bắt đầu từ 20h20 đến 5h sáng hôm sau
25/05/2013 09:06
Lượt xem 84821
Để người tiêu dùng có thêm thông tin về nguyên liêu chế tác trang sức, vàng, bạc và các kim loại quý. Chúng tôi cung cấp tới quý vị một số hiểu biết cơ bản về nguyên liệu phụ, phụ liệu dùng trong gia công chế tác kim hoàn
25/05/2013 09:56
Lượt xem 84450
Hãy cùng chúng tôi đọc những chia sẻ dưới đây để có thể lựa chọn được loại trang sức gắn đá quý phù hợp cho bạn nhất
03/05/2013 09:17
Lượt xem 82425
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay...
16/07/2013 20:44
Lượt xem 80451
US Dollar Index là chỉ số đo sức mạnh của đô la Mỹ (USD) so với 6 đồng tiền chủ chốt khác.
25/05/2013 08:27
Lượt xem 80121
Ngành nào cũng có các thuật ngữ riêng cho ngành đó. Trong giao dịch vàng cũng có các thuật ngữ riêng. bảng dưới đây liệt kê một số thuật ngữ hay được sử dung trong giao dịch vàng.
25/05/2013 07:35
Lượt xem 77766
bóng ký và bóng phân đều là vàng, trong quá trình phân kim mà ra, tên này là tên người dân đặt cho
25/05/2013 08:04
Lượt xem 77249
vàng trắng là hợp chất đa nguyên tố không phải là một đơn chất trong bảng tuần hoàn MENDELEEP.
25/05/2013 09:47
Lượt xem 70671
Khi bạn được thừa hưởng một trang sức đá quý mà bạn không biết cách nào để nhận biết giá trị hay bạn muốn trờ thành một người sành sỏi về trang sức hơn, chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin có thể sẽ hữu ích cho bạn trong việc nhận biết đá quý.
02/05/2013 14:29
Lượt xem 69528
Với lượng vàng nắm giữ khổng lồ, mỗi động thái mua bán của SPDR Gold Trust đều ảnh hưởng mạnh tới thị trường.
03/05/2013 07:34
Lượt xem 69382
Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo lường mức độ lạm phát trải qua bởi các nhà sản xuất...
25/05/2013 20:23
Lượt xem 68437
Các thông tin cơ bản : Mỹ, Biên bản cuộc họp của FOMC, Châu Á, Châu Âu
02/05/2013 14:38
Lượt xem 61955
Ichimoku Kinko Hyo là một kỹ thuật đồ thị được tạo ra trước thế chiến thứ 2 bởi 1 phóng viên người Nhật là Goichi Hosoda....
24/05/2013 15:49
Lượt xem 60706
Trailing stop là một công cụ hiệu quả trong MT4 giúp trader tối đa hoá lợi nhuận và hạn chế tối đa rủi ro. Công cụ này cực kì hữu ích khi nó tự động di chuyển mức stop loss cùng chiều với xu hướng giá mà trader kì vọng
25/10/2013 06:11
Lượt xem 60413
Mua bán vàng là cách làm dễ dàng nhất với các nhà đầu tư cá nhân, kể cả mua dưới dạng vật chất hay trên tài khoản.
25/05/2013 09:50
Lượt xem 58368
Làm cách nào để phân biệt được kim cương thật và kim cương nhân tạo?
25/05/2013 19:56
Lượt xem 57202
Giảm lạm phát là việc giảm mức độ lạm phát theo thời gian, còn giảm phát là mức độ giảm xuống dưới 0%.
25/05/2013 07:39
Lượt xem 56106
Khi đi mua nữ trang, chúng ta hay nghe nói về hai loại chất liệu là vàng trắng và bạch kim, làm thế nào để phân biệt chúng?